Phủ thờ Diên Khánh Vương tọa lạc tại 228 Nguyễn Sinh Cung, phường Vỹ Dạ, thành phố Huế, được xây dựng từ khoảng giữa thế kỷ XIX (khoảng những năm 1857) trên khuôn viên đất rộng 1170,7 m2.
Đây là kiểu nhà vườn truyền thống đặc trưng, có giá trị lịch sử văn hóa, nghệ thuật; có cấu trúc hệ kèo gỗ còn giữ được các yếu tố gốc của ngôi nhà. Theo thời gian, để đáp ứng nhu cầu sinh hoạt, công trình đã được cải tạo, thay đổi một số chi tiết nhưng về cơ bản vẫn giữ được những yếu tố gốc của công trình.
Đây là phủ đệ thờ Diên Khánh Vương (tên thật là Nguyễn Phúc Tấn hay Nguyễn Phúc Thản, con trai thứ 7 của vua Gia Long). Ông sinh ngày 16 tháng 3 năm Kỷ Mùi (tức ngày 21/3/1799) tại Gia Định. Năm Gia Long thứ 16 (1817) ông được phong Diên Khánh Công, khi vừa tròn 19 tuổi.
Diên Khánh Vương sống trải qua bốn triều vua: Gia Long, Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức. Ông được biết đến là người có tính cương trực, đức độ, khiêm tốn. Mặc dù được sinh ra và lớn lên trong cảnh giàu sang, quyền quý nhưng ông luôn giữ lễ nghĩa, không phạm phép nước, có tinh thần cầu tiến, được vua khen ngợi. Ông mất ngày 23 tháng 6 năm Tự Đức thứ 7 (17/7/1854), thọ 56 tuổi, được truy phong Diên Khánh Vương, cho tên thụy là Cung Chính.
Phủ thờ Diên Khánh Vương được lập năm 1817, trước đây được tọa lạc tại làng Vân Thê (xã Thủy Thanh). Đến năm 1857, Vua Tự Đức ban sắc cho cải kiến lên làng Vỹ Dạ. Sau nhiều năm, trải qua nhiều biến cố thăng trầm lịch sử và sự khắc nghiệt của thời tiết, Phủ thờ bị xuống cấp hư hỏng nên đã được trùng tu và sửa chữa lại. Qua nhiều đợt trùng tu, sửa chữa, diện mạo của Phủ vẫn cơ bản giữ nguyên kiến trúc và hình dáng ban đầu.
Phủ thờ Diên Khánh Vương là một phức hệ trong hệ thống phủ đệ thuộc thời Nguyễn, được xây dựng theo lối kiến trúc nhà rường truyền thống. Bước vào ngôi nhà, ta cảm nhận được vẻ trang nghiêm, cổ kính khác hẳn với những gí đang diễn ra ngoài cuộc sống đời thường. Phủ thờ hiện còn lưu giữ nhiều hiện vật cổ có giá trị. Phía trước nhà thờ chính có bình phong cổ trang trí hình long mã rất đẹp.
Phủ Diên Khánh Vương tọa lạc tại 228 Nguyễn Sinh Cung, phường Vỹ Dạ, thành phố Huế, được xây dựng từ khoảng giữa thế kỷ XIX (khoảng những năm 1857) trên khuôn viên đất rộng 1170,7 m2.
Đây là kiểu nhà vườn truyền thống đặc trưng, có giá trị lịch sử văn hóa, nghệ thuật; có cấu trúc hệ kèo gỗ còn giữ được các yếu tố gốc của ngôi nhà. Theo thời gian, để đáp ứng nhu cầu sinh hoạt, công trình đã được cải tạo, thay đổi một số chi tiết nhưng về cơ bản vẫn giữ được những yếu tố gốc của công trình.
Đây là phủ đệ thờ Diên Khánh Vương (tên thật là Nguyễn Phúc Tấn hay Nguyễn Phúc Thản, con trai thứ 7 của vua Gia Long). Ông sinh ngày 16 tháng 3 năm Kỷ Mùi (tức ngày 21/3/1799) tại Gia Định. Năm Gia Long thứ 16 (1817) ông được phong Diên Khánh Công, khi vừa tròn 19 tuổi.
Diên Khánh Vương sống trải qua bốn triều vua: Gia Long, Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức. Ông được biết đến là người có tính cương trực, đức độ, khiêm tốn. Mặc dù được sinh ra và lớn lên trong cảnh giàu sang, quyền quý nhưng ông luôn giữ lễ nghĩa, không phạm phép nước, có tinh thần cầu tiến, được vua khen ngợi. Ông mất ngày 23 tháng 6 năm Tự Đức thứ 7 (17/7/1854), thọ 56 tuổi, được truy phong Diên Khánh Vương, cho tên thụy là Cung Chính.
Phủ thờ Diên Khánh Vương được lập năm 1817, trước đây được tọa lạc tại làng Vân Thê (xã Thủy Thanh). Đến năm 1857, Vua Tự Đức ban sắc cho cải kiến lên làng Vỹ Dạ. Sau nhiều năm, trải qua nhiều biến cố thăng trầm lịch sử và sự khắc nghiệt của thời tiết, Phủ thờ bị xuống cấp hư hỏng nên đã được trùng tu và sửa chữa lại. Qua nhiều đợt trùng tu, sửa chữa, diện mạo của Phủ vẫn cơ bản giữ nguyên kiến trúc và hình dáng ban đầu.
Phủ thờ Diên Khánh Vương là một phức hệ trong hệ thống phủ đệ thuộc thời Nguyễn, được xây dựng theo lối kiến trúc nhà rường truyền thống. Bước vào ngôi nhà, ta cảm nhận được vẻ trang nghiêm, cổ kính khác hẳn với những gí đang diễn ra ngoài cuộc sống đời thường. Phủ thờ hiện còn lưu giữ nhiều hiện vật cổ có giá trị. Phía trước nhà thờ chính có bình phong cổ trang trí hình long mã rất đẹp.
Tên chủ sở hữu hiện nay (Tên nhà vườn nếu có):
|
Phủ thờ Diên Khánh Vương do ông Nguyễn Phước Hanh Thông quản lý.
|
Địa chỉ:
|
228 Nguyễn Sinh Cung, thành phố Huế.
|
Diện tích:
|
1170,7 m2
|
Nguồn gốc sở hữu:
|
Giao quyền quản lý.
|
Địa vị xã hội-nghề nghiệp của người xây ngôi nhà:
|
Diên Khánh Vương là con trai thứ bảy của vua Gia Long.
|
Niên đại xây dựng (cơ sở xác định):
|
Phủ thờ xây dựng vào năm 1857.
|
Những giấy tờ pháp lý liên quan đến nhà đất:
|
|
Cấu tạo chính:
|
Ngôi nhà chính xây dựng theo lối kiến trúc nhà rường truyền thống 3 gian 2 chái, mái lợp ngói Hạ Long.
|
Tình trạng hiện tại:
|
Phủ thờ hiện đã bị hư hỏng một số cột chính, phần mái và tiền đường đã bị thay đổi không còn nguyên trạng như ban đầu, một số rui, lách đã bị hư hỏng.
|
Những nét đặc trưng của ngôi nhà:
|
Đây là phủ thờ hoàng tử thứ bảy của vua Gia Long. Ông nổi tiếng là người đức độ, mực thước, khiêm tốn, là trung thần của bốn triều vua nhà Nguyễn (Gia Long, Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức).Ngôi nhà chính xây dựng theo lối kiến trúc nhà rường truyền thống. Bước vào nhà ta cảm nhận được vẻ trang nghiêm, cổ kính khác hẳn với những gí đang diễn ra ngoài cuộc sống đời thường.
|
Những lần sửa chữa lớn:
|
Phủ thờ được các hậu duệ của ngài trùng tu nhiều lần.
|
Những phần phụ còn lại:
|
Phía trước nhà thờ chính có bình phong cổ trang trí hình long mã.
|
Phân loại:
|
Nhà vườn loại 2
|
Đánh giá
|
- Phủ thờ là một phức hệ trong hệ thống phủ đệ thuộc thời Nguyễn.
- Nhà rường truyền thống xứ Huế.
- Phủ thờ bảo lưu nhiều hiện vật cổ có giá trị.
|