+ Điểm đầu: Đ.Bùi Thị Xuân
+ Điểm cuối: Khu dân cư
- Tóm tắt tiểu sử nhân vật, địa danh:
Nguyễn Văn Đào (thế kỷ XVII): Ông tổ nghề đúc đồng ở TT.Huế. Theo Gia phả Nguyễn Kinh Nhơn (1882), Nguyễn Văn Đào là con của ông Nguyễn Văn Lương, quê ở làng Đồng Xá, huyện Siêu Loại, tỉnh Bắc Ninh. Vào đầu thế kỷ thứ XVII, ông Nguyễn Văn Lương theo chúa Nguyễn vào Nam, giữ chức Cai quan, tước Lương Thanh Bá và lập ấp Kinh Nhơn nên họ Nguyễn này còn có tên riêng là họ Nguyễn Kinh Nhơn. Nguyễn Văn Đào làm việc tại Ty thợ đúc thời chúa Nguyễn Phúc Nguyên đến chức thủ hợp, tước Cường Đức tử. Con cháu đời sau đều được làm việc ở Chú tượng Kinh nhân ty (ty thợ đúc người Kinh Bắc). Dòng họ Nguyễn Văn Lương và Cao tổ Nguyễn Văn Đào có công lao to lớn trong việc khai phá, gây dựng lập nên nghề đúc đồng ở Huế, đến nay đã có lịch sử hình thành và phát triển hơn 400 năm. Cao tổ Nguyễn Văn Đào đã được tôn làm tổ sư nghề đúc đồng truyền thống ở Thuận Hóa. Lễ giỗ Tổ cử hành ngày mồng 3 tháng 7 âm lịch hàng năm. Mộ và nhà thờ ông tổ nghề đúc đồng Huế tọa lạc ở phường Phường Đúc, thành phố Huế đã được công nhận là di tích quốc gia ngày 28/6/1996 tại Quyết định số 1460-VH/BT của Bộ Văn hóa và Thông tin.
